Quyền riêng tư của bạn trên Google

Tại đây, bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp nhất về quyền riêng tư, chẳng hạn như Dữ liệu ? Bạn cũng nên tham khảo Chính sách quyền riêng tư nếu muốn tìm hiểu thêm.

Vị trí của bạn

Chuyển đến chủ đề

Chia sẻ trên Google

Chuyển đến chủ đề

Dữ liệu và hoạt động cá nhân hóa

Chuyển đến chủ đề

Bạn nắm quyền kiểm soát

Chuyển đến chủ đề

Vị trí của bạn

Google có biết vị trí của tôi không?

Mỗi khi bạn sử dụng Internet, các ứng dụng và trang web đều có thể ước tính gần đúng vị trí hiện tại của bạn. Google cũng có thể làm như vậy. Google cũng có thể biết vị trí chính xác của bạn, tùy thuộc vào chế độ cài đặt trên thiết bị của bạn. (Xem Thông tin vị trí của tôi chính xác đến mức độ nào?)

Khi bạn tìm thông tin thông qua Google, chẳng hạn như trên Tìm kiếm, Maps hay Trợ lý Google, thì hệ thống có thể sử dụng vị trí hiện tại của bạn để đưa ra những kết quả hữu ích hơn. Ví dụ: nếu bạn tìm nhà hàng, kết quả hữu ích nhất có thể là những nhà hàng ở gần vị trí hiện tại của bạn.

Xem Cách quản lý thông tin vị trí của bạn

Làm thế nào để tôi bật và tắt tính năng vị trí?

Khi bạn tìm thông tin thông qua Google, chúng tôi sẽ luôn ước tính khu vực khái quát nơi bạn thực hiện việc tìm thông tin. Như mọi ứng dụng hay trang web kết nối với Internet mà bạn sử dụng, Google có thể ước tính vị trí của bạn dựa trên địa chỉ IP của thiết bị bạn đang dùng. Để tìm hiểu thêm, hãy xem phần Làm thế nào để Google biết được vị trí của tôi?.

Để kiểm soát việc gửi vị trí chính xác của bạn khi sử dụng Google, bạn có thể bật hoặc tắt quyền truy cập thông tin vị trí cho từng ứng dụng, trang web và cho thiết bị của bạn.

Nếu bạn đã thiết lập địa chỉ nhà riêng hoặc địa chỉ cơ quan và Google ước tính bạn đang ở một trong hai địa điểm này, thì địa chỉ chính xác sẽ được sử dụng cho lượt tìm kiếm của bạn.

Thông tin vị trí của tôi chính xác đến đâu?

Khu vực khái quát của bạn

Khi bạn tìm thông tin thông qua Google, chúng tôi sẽ luôn ước tính khu vực khái quát nơi bạn thực hiện việc tìm thông tin. Bằng cách này, Google có thể cung cấp kết quả phù hợp cho bạn, đồng thời bảo vệ tài khoản của bạn bằng cách phát hiện hoạt động khác thường (chẳng hạn như hoạt động đăng nhập tại một thành phố mới).

Khu vực khái quát là khu vực rộng hơn 3 km vuông và có ít nhất 1000 người dùng, nhờ vậy khu vực khái quát nơi bạn thực hiện lệnh tìm kiếm không thể xác định danh tính của bạn. Do đó, quyền riêng tư của bạn được bảo vệ.

Vị trí chính xác của bạn

Nếu bạn cho phép, Google có thể sử dụng vị trí chính xác của bạn. Ví dụ: Google cần vị trí chính xác của bạn để trả lại kết quả phù hợp nhất cho những lệnh tìm kiếm như "tiệm kem gần tôi" hoặc đường đi bộ từng chặng đến một cửa hàng.#

Vị trí chính xác là một nơi cụ thể mà bạn đang có mặt, chẳng hạn như một địa chỉ cụ thể.

Làm thế nào Google biết được vị trí của tôi?

Có nhiều nguồn liên quan đến thông tin vị trí của bạn. Google sử dụng kết hợp những nguồn này để ước tính vị trí bạn đang có mặt.

Địa chỉ IP của thiết bị

Tương tự như mã vùng của số điện thoại, địa chỉ IP phụ thuộc vào vị trí địa lý khái quát. Điều này có nghĩa là mọi ứng dụng hoặc trang web mà bạn sử dụng, bao gồm cả google.com, đều có thể ước tính khu vực khái quát của bạn dựa trên địa chỉ IP của bạn. Địa chỉ IP là do nhà cung cấp dịch vụ Internet gán cho thiết bị của bạn. Bạn phải có địa chỉ IP thì mới có thể sử dụng Internet.

Vị trí thiết bị của bạn

Nếu bạn cấp quyền truy cập thông tin vị trí trên thiết bị của bạn cho một trang web hoặc ứng dụng của Google, thì thông tin đó có thể được dùng để tìm ra địa điểm bạn đang có mặt. Hệ điều hành của gần như mọi thiết bị đều có sẵn chế độ cài đặt vị trí, thường là nằm trong phần cài đặt.

Hoạt động của bạn trên Google

Google có thể ước tính khu vực khái quát của bạn dựa vào những lượt tìm kiếm trước đây của bạn trên Google. Ví dụ: nếu bạn thường tìm thông tin về pizza ở Mumbai, thì rất có khả năng bạn sẽ muốn xem kết quả tại Mumbai.

Địa điểm bạn đã gắn nhãn

Nếu bạn đã thiết lập địa chỉ nhà riêng hoặc địa chỉ cơ quan, Google có thể sử dụng những địa chỉ này để ước tính địa điểm bạn đang có mặt. Ví dụ: nếu bạn đã thiết lập địa chỉ nhà riêng và nếu địa chỉ IP, nhật ký hoạt động hoặc các nguồn thông tin vị trí khác cho thấy bạn có thể đang ở gần nhà riêng của mình, thì chúng tôi sẽ sử dụng vị trí nhà riêng của bạn để ước tính địa điểm bạn đang có mặt.

Những ai có thể thấy thông tin vị trí của bạn?

Điều này tùy thuộc vào bạn. Nếu sử dụng tính năng Chia sẻ vị trí trên Google, bạn có thể chia sẻ thông tin vị trí theo thời gian thực với bạn bè và người thân qua các trang web và ứng dụng của Google.

Kiểm tra xem bạn có đang chia sẻ thông tin vị trí của mình hay không

Theo mặc định, tính năng Chia sẻ vị trí sẽ ở chế độ tắt. Nếu muốn chia sẻ thông tin vị trí của mình theo thời gian thực, bạn cần chọn và xác nhận bạn muốn chia sẻ cho ai và trong bao lâu. Bạn có thể dừng chia sẻ thông tin vị trí bất cứ khi nào.

Xem phần Chia sẻ cho người khác thông tin vị trí của bạn theo thời gian thực.

Dữ liệu và cá nhân hóa

Google thu thập những dữ liệu nào về tôi?

Khi bạn sử dụng các trang web và ứng dụng của Google, chúng tôi thu thập thông tin cần thiết để cung cấp những trang web và ứng dụng đó theo cách phù hợp với bạn. Chúng tôi cũng thu thập thông tin vì những lý do khác như đã giải thích trong bài viết Tại sao Google lại thu thập dữ liệu?.

Thông qua các chế độ cài đặt, bạn có thể giới hạn loại dữ liệu mà chúng tôi thu thập và cách chúng tôi sử dụng loại dữ liệu đó. Ví dụ: nếu bạn không muốn chúng tôi lưu Nhật ký hoạt động của bạn trên YouTube vào Tài khoản Google, thì bạn có thể tắt Nhật ký hoạt động trên YouTube. Xem bài viết Tôi làm thế nào để kiểm soát những dữ liệu mà Google lưu?

Dữ liệu là gì?

Thông tin cá nhân bao gồm những thông tin xác định danh tính của bạn mà bạn cung cấp cho chúng tôi, chẳng hạn như tên hay địa chỉ email của bạn. Thông tin cá nhân cũng bao gồm những dữ liệu khác mà Google có thể liên kết với bạn một cách hợp lý, chẳng hạn như thông tin mà chúng tôi liên kết với bạn trong Tài khoản Google của bạn.

Thông tin cá nhân của bạn gồm hai loại:

Những nội dung bạn tạo hoặc cung cấp

Khi tạo một Tài khoản Google, bạn cung cấp cho chúng tôi những thông tin cá nhân như tên và mật khẩu.

Bạn cũng có thể lưu những thông tin mà mình tạo, tải lên hoặc nhận được từ người khác, chẳng hạn như email, tin nhắn và hình ảnh.

Hoạt động của bạn trên Google

Chúng tôi thu thập thông tin về hoạt động của bạn trong các dịch vụ của chúng tôi để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bạn. Thông tin mà chúng tôi thu thập có thể bao gồm cụm từ bạn tìm kiếm, video bạn xem, những người mà bạn giao tiếp/chia sẻ nội dung và nhật ký duyệt web của bạn trên Chrome.

Chúng tôi thu thập thông tin về những ứng dụng, trình duyệt và dữ liệu mà bạn sử dụng để truy cập các dịch vụ của Google. Việc này giúp chúng tôi cung cấp những tính năng như giảm độ sáng màn hình khi sắp hết pin.

Chúng tôi xử lý thông tin vị trí của bạn, chẳng hạn như khi bạn đang dùng những tính năng như chỉ đường từng chặng. Để tìm hiểu thêm, hãy xem phần Thông tin vị trí.

Tại sao Google lại thu thập dữ liệu?

Chúng tôi thu thập thông tin cần thiết để cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cho bạn. Chúng tôi cũng thu thập thông tin cho những mục đích khác theo giải thích trong phần Cách chúng tôi sử dụng dữ liệu.

Ví dụ: Google Maps có thể giúp bạn đến nơi bạn đang muốn đến và tránh được tắc đường vì Google Maps kết hợp thông tin về vị trí của bạn (dữ liệu của bạn) với dữ liệu công khai (bản đồ và thông tin về các địa điểm công cộng).

Cách chúng tôi sử dụng dữ liệu

Cung cấp dịch vụ

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như xử lý những cụm từ bạn tìm kiếm để trả lại kết quả.

Duy trì và cải thiện dịch vụ

Dữ liệu giúp chúng tôi duy trì và cải thiện các dịch vụ của mình. Ví dụ: chúng tôi có thể theo dõi các trường hợp bị ngừng dịch vụ. Việc nắm được cụm từ tìm kiếm nào thường bị gõ sai chính tả nhất giúp chúng tôi cải thiện tính năng kiểm tra lỗi chính tả trên mọi dịch vụ của mình.

Phát triển các dịch vụ mới

Dữ liệu giúp chúng tôi phát triển các dịch vụ mới. Ví dụ: nhờ hiểu cách mọi người sắp xếp ảnh trong Picasa, ứng dụng ảnh đầu tiên của Google, chúng tôi đã thiết kế và ra mắt thành công Google Photos.

Cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa, bao gồm cả nội dung và quảng cáo

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa nội dung mà chúng tôi cung cấp, chẳng hạn như nội dung đề xuất về video mà bạn có thể sẽ thích. Tùy theo chế độ cài đặt và độ tuổi của bạn, chúng tôi có thể hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa cho bạn dựa trên chủ đề bạn quan tâm.

Đo lường hiệu suất

Chúng tôi cũng sử dụng dữ liệu để đo lường hiệu suất và hiểu cách người dùng sử dụng dịch vụ của chúng tôi

Liên lạc với bạn

Chúng tôi có thể sẽ sử dụng địa chỉ email của bạn để gửi thông báo cho bạn nếu chúng tôi phát hiện thấy hoạt động đáng ngờ

Bảo vệ Google, người dùng của Google và cộng đồng nói chung

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo sự an toàn của mọi người trên môi trường mạng và ngăn chặn hành vi lừa đảo

Google sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa nội dung như thế nào?

“Cá nhân hóa” nghĩa là sử dụng thông tin chúng tôi thu thập để điều chỉnh các ứng dụng và trang web của chúng tôi cho phù hợp với bạn, chẳng hạn như:

  • Nội dung đề xuất về video mà bạn có thể sẽ thích
  • Lời khuyên về bảo mật được điều chỉnh cho phù hợp với cách bạn sử dụng các trang web và ứng dụng của Google (xem phần Kiểm tra bảo mật)

Chúng tôi cũng sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa quảng cáo, ngoại trừ những trường hợp như khi chế độ cài đặt này bị tắt hoặc đối với một số độ tuổi.

Google có cá nhân hóa những quảng cáo mà tôi thấy không?

Chúng tôi cố gắng hiển thị những quảng cáo hữu ích nhất có thể. Nhưng chúng tôi không cá nhân hóa quảng cáo cho người dùng thuộc một số độ tuổi hoặc cho những người tắt tính năng Cá nhân hóa quảng cáo.

Chúng tôi vẫn có thể cung cấp quảng cáo hữu ích kể cả khi không cá nhân hóa quảng cáo. Ví dụ: nếu đang xem trang kết quả cho cụm từ tìm kiếm "giày mới", thì bạn có thể thấy quảng cáo của một công ty giày thể thao. Quảng cáo có thể dựa trên các yếu tố chung chung như thời gian trong ngày, vị trí khái quát của bạn và nội dung của trang bạn đang xem.

Bạn nắm quyền kiểm soát

Tôi làm thế nào để kiểm soát những dữ liệu mà Google lưu vào tài khoản của tôi?

Khi bạn sử dụng một dịch vụ của Google, chẳng hạn như Photos, chúng tôi sẽ cung cấp các chế độ cài đặt cho phép bạn đưa ra những quyết định như bạn có muốn sao lưu và đồng bộ hóa ảnh của mình hay không.

Ngoài ra còn có các chế độ cài đặt giúp tạo trải nghiệm phù hợp cho bạn trên các ứng dụng và trang web của Google. Có hai chế độ cài đặt quan trọng là Hoạt động trên web và ứng dụng và Nhật ký hoạt động trên YouTube.

Khi bạn bật những chế độ kiểm soát này:

  • Thông tin về hoạt động của bạn trên các ứng dụng và trang web của Google sẽ được lưu vào Tài khoản Google của bạn và
  • Thông tin đã lưu được dùng để tạo trải nghiệm phù hợp cho bạn trên Google

Hoạt động trên web và ứng dụng

Lưu hoạt động của bạn trên các trang web và ứng dụng của Google, như Tìm kiếm và Maps, bao gồm cả thông tin liên quan như thông tin vị trí. Chế độ này cũng lưu cả nhật ký duyệt web được đồng bộ hóa trên Chrome và hoạt động trên những trang web, ứng dụng và thiết bị sử dụng các dịch vụ của Google.

Thông tin về hoạt động của bạn được dùng để giúp bạn tìm kiếm nhanh hơn, cung cấp cho bạn nội dung đề xuất tốt hơn và nhiều trải nghiệm phù hợp với bạn hơn trong Maps, Tìm kiếm và các dịch vụ khác của Google

Nhật ký hoạt động trên YouTube

Lưu các video bạn xem và nội dung bạn tìm kiếm khi sử dụng YouTube

Nhật ký hoạt động của bạn trên YouTube được dùng để tạo trải nghiệm phù hợp cho bạn trên YouTube và các ứng dụng khác, chẳng hạn như kết quả tìm kiếm của bạn.

Làm thế nào để xóa Hoạt động của tôi?

Bạn có thể xóa dữ liệu lưu trong Tài khoản Google của mình. Dữ liệu mà bạn chọn xóa vĩnh viễn sẽ bị xóa khỏi hệ thống của chúng tôi. Chúng tôi tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo dữ liệu này bị xóa hoàn toàn khỏi máy chủ của chúng tôi hoặc còn được lưu nhưng không thể liên kết với bạn.

Bạn có thể truy cập phần Hoạt động của tôi để xem lại hoạt động lưu trong Tài khoản Google của mình, chẳng hạn như những nội dung bạn đã tìm, đọc và xem. Bạn có thể xóa các hoạt động cụ thể hoặc tất cả hoạt động trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bạn cũng có thể chọn xóa tự động hoạt động của mình.

Làm thế nào để tôi tải nội dung của mình xuống?

Nội dung của bạn bao gồm những mục như email, ảnh, video, tài liệu, trang tính, nhận xét, danh bạ và sự kiện trên lịch.

Bạn có thể truy cập phần Tải dữ liệu xuống để tạo tệp lưu trữ nội dung của mình, dùng để sao lưu nội dung đó hoặc để chuyển cho một công ty khác nếu bạn muốn thử dùng một dịch vụ khác.

Tôi có những quyền kiểm soát nào khi đăng xuất?

Có các quyền kiểm soát cho phép bạn chọn cách sử dụng Google, ngay cả khi bạn đã đăng xuất. Khi đã đăng xuất, bạn hãy truy cập g.co/privacytools để thay đổi những chế độ cài đặt này:

Tùy chỉnh hoạt động tìm kiếm

Sử dụng thông tin tìm kiếm trên Google từng thực hiện trên trình duyệt này để có kết quả và nội dung đề xuất phù hợp hơn.

Danh sách video đã xem và Tìm kiếm trên YouTube

Sử dụng thông tin về hoạt động của bạn trên YouTube (như video bạn xem và những nội dung bạn tìm kiếm) để tạo trải nghiệm phù hợp cho bạn trên YouTube.

Bạn cũng có thể chặn một số hoặc tất cả cookie trong trình duyệt của mình, nhưng điều này có thể khiến một số tính năng nhất định trên web ngừng hoạt động. Ví dụ: nhiều trang web yêu cầu bạn phải bật cookie thì mới có thể đăng nhập.

Người dùng đã đăng xuất cũng có thể chọn xem họ có muốn xem quảng cáo được cá nhân hóa hay không, mặc dù chúng tôi không cá nhân hóa quảng cáo cho một số độ tuổi.